Jenny Nguyen’s Blog

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

KINH THIỆN SANH - TT. Thích Nhật Từ

A. Nguyên Nhân Ðức Phật Nói Kinh
 
Thiện Sanh là con một trưởng giả giàu có ở thành Vương Xá (còn gọi là La Duyệt Kỳ.) Theo lời trăn trối của cha, mỗi sáng Thiện Sanh ra vườn, quay mặt về sáu hướng mà làm lễ Lục Phương. Công việc hàng ngày ấy, Thiện Sanh làm như cái máy, tuyệt nhiên không hiểu ý nghĩa ra sao.
Phật nhân mang bình bát đi qua, trông thấy như vậy, bèn phương tiện chỉ dạy Thiện Sanh ý nghĩa của Lễ Lục Phương.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

12 NHÂN DUYÊN (THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN)


A) Dẫn nhập
Mười hai nhân duyên (Thập nhị nhân duyên) là cách trình bày đặc biệt của giáo lý Duyên khởi (Paticcasamuppada) [1]). Giáo lý này do chính Bồ tát Tất Ðạt Ða (Siddhartha) thể chứng dưới cội bồ đề sau 49 ngày tư duy thiền định, từ đó Ngài trở thành một bậc Giác ngộ hoàn toàn.


Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi, là một giáo lý rất đặc thù, là điểm xác định sự khác biệt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Nó là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo, được đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển. Nhận thức rõ về giáo lý mười hai nhân duyên sẽ giúp người học Phật hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như nghiệp, luân hồi tái sinh, nhân quả... đồng thời gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại.