Jenny Nguyen’s Blog

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

MUA XƯƠNG NGỰA

Ngày xưa, có một ông vua rất thích ngựa thiên lý. Vua đã phái người đi khắp nơi để tìm kiếm, nhưng suốt 3 năm trôi qua mà vẫn không tìm được một con ngựa thiên lý nào.
 
Một vị đại thần tự nguyện đứng ra đảm nhiệm việc này. Ông ta tâu với vua: 

- Tâu bệ hạ, bệ hạ chỉ cần giao cho thần một nghìn hai trăm lượng vàng, thần sẽ mua về cho bệ hạ một con ngựa thiên lý.

Nhà vua rất vui mừng, giao cho ông ta một nghìn hai trăm lượng vàng. Vị đại thần đi khắp nơi, hỏi thăm nhiều người, cuối cùng cũng có tin về một con ngựa thiên lý. Nhưng khi vị đại thần tìm được đến nơi thì con ngựa đã chết. Vị đại thần nghĩ, giờ mà quay về tay không thì biết ăn nói làm sao. Thế là ông ta bèn bỏ ra 500 lượng vàng để mua xương của con ngựa chết. Trở về hoàng cung, vị đại thần tâu với nhà vua rằng ông ta đã mua được ngựa thiên lý. Nhà vua rất đỗi vui mừng, sai dắt ngựa ra cho vua xem. 

THẦN SÔNG VỚI THẦN BỂ


Thần sông nọ ngắm trông sông nước,
Không đâu đâu nước được như mình,
Cõi bờ mặc sức tung-hoành,
Bao-la khắp chốn thị thành thôn quê.

Trên nguồn suối một bề qui-thuận,
Dưới kênh ngòi đều phận con em;
Hồ đầm xá kể bọn hèn,
Họa chăng có Bể đọ xem thế nào.

THẦY GIÁO VÀ CẬU GIÁP

Yêu người ta bằng mình ta vậy.
Đạo Chúa trời thường dạy con chiên.
Đạo Nho, Đức Khổng cần quyền,
Sự mình không muốn chớ nên đãi người.

Ví giữ được hai lời Thánh huấn
Thì ai còn oán hận chi nhau.
Chỉ vì đọc trước quên sau,
Muôn dân máu lụt, năm châu khói mù.

Xem một cậu học trò bị phạt.
thì suy ra giao ác việc đời.
Học đường đang lúc giờ chơi,
Giáp tát mặt bạn rồi cười lỉnh ngay.

HAI MẸ CON VỚI MIẾNG SẮT

Bà mẹ đứng xem con đang học,
Coi ra chiều khó nhọc ươn oai.
Bà đưa cho miếng sắt dài,
Rằng : “Đem ra đá mà mài thành kim.”

Cậu cầm lấy vừa nhìn vừa ngại,
Bà giục luôn cậu phải đem ra.
Mài răm ba cái qua loa,
Rằng : Con mài dẫu đến già không xong.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

CHIM ƯNG VÀ CÁO

Chim ưng và Cáo quyết định sống với nhau như bạn bè và thoả thuận ở gần nhau cho tình bạn thêm bền chặt nhờ tình láng giềng. Chim ưng xây tổ trên ngọn cây cao còn Cáo đào hang đẻ con ngay trong những bụi cây dưới đất. Nhưng có một lần, cáo đi kiếm mồi, chim ưng đang đói bay sà xuống bụi cây vồ lấy các con cáo con và cùng với các con chim ưng con của mình ăn thịt chúng. 


CON CÁO VÀ CHÙM NHO

Ngày xưa, có một con Cáo hay lảng vảng gần trang trại của những người nông dân. Một hôm, nó phát hiện ra một vườn nho với đầy những chùm quả tím thẫm, chín mọng ở trên cao.
   

Cáo liếm mép thèm thuồng nhìn những chùm nho và cẩn thận ngó quanh xem có bác nông dân nào không. Rồi nó lấy đà nhảy lên… Nhưng Cáo đã vồ trượt.
   


Cáo lùi lại mấy bước, và lấy hết sức bình sinh nhảy lên một lần nữa. Nhưng chùm nho ở quá cao, nó không tài nào với tới được.
   

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

CON CÁO TRONG TA

GNO - Sống trên đời, khó nhất là vượt qua chính bản thân mình. Mà ở đời, ít ai không tự huyễn hoặc mình. Như con cáo trong chuyện ngụ ngôn Con cáo và chùm nho vậy. Rõ ràng là cáo nhìn thấy chùm nho chín mọng trên cao, thèm rỏ dãi nhưng không tài nào hái được nên tự nhủ: Chùm nho xanh thế, ta chả thèm!

Và chúng ta, không ít lần là những con cáo bên ngoài câu chuyện ngụ ngôn ấy.


anh minh hoa.jpg 

Khi bản thân mình không đủ vững chãi để tri nhận và phản hồi một cách tích cực với những tác động của cuộc đời thì khép mình lại, sửa mình, soi rọi lại mình - Ảnh minh họa của Taxu

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

SỰ TÍCH CÂY HUYẾT DỤ

Ngày xưa, có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang ra chợ bán. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hằng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc Sư cụ bên chùa dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường khi Sư cụ thức là chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn, cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chừng để thức dậy giết lợn hằng ngày. Cứ như thế, ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc.
   
Một đêm nọ, Sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: 

“Xin Ngài cứu mạng! Xin Ngài cứu mạng!”. Sư cụ hỏi người đàn bà:
   
- A Di Đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào? Bần Tăng phải làm gì đây?
   
Người mẹ có điệu bộ hãi hùng ấy nói:
   
- Ngày mai, xin Hòa thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con tôi rất đội ơn!
   

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

LẮNG NGHE

Ta phải hiểu được những khó khăn đang vây kín trong lòng của họ, những nguyên nhân sâu xa đã khiến họ trở nên như vậy. Ở trong tâm người kia luôn có những vùng rất kín đáo, họ chỉ cho phép người nào mà họ thương yêu nhất và tin tưởng nhất đi vào mà thôi. Có khi họ mở cửa cho ta vào, nhưng cũng có khi ta phải tự tìm lấy chiếc chìa khóa để mở cửa vào. Nếu ta không đủ quan tâm và sẵn sàng khi cánh cửa tâm hồn của họ đã hé mở, hoặc không đủ thiện chí và tài năng tìm cho được cách để mở cách cửa đó thì ta chưa phải là người biết thương yêu.
 
        Sống chung với người nào mà ta không hiểu gì họ, không thấy được những khúc mắc hay vết thương trong tâm hồn của họ thì làm sao ta có thể thiết lập đời sống hạnh phúc và hòa điệu với nhau được. Chính ta cũng vậy. Khi sống với một người rất vô tâm, họ chỉ đến bên ta khi nào họ cần thôi thì chắc chắn ta sẽ rất khổ. Điều bất hạnh lớn nhất là người mà ta thương yêu nhất lại không hiểu được ta, không thể chia xớt được những khó khăn đang đè nặng trong lòng ta. Cho nên ta hãy luôn tự đặt cho mình một câu hỏi rằng mình có thực sự hiểu được người thương của mình không?

TẠ ƠN

Khi nhìn sâu vào một trái cam, không cần ánh sáng của khoa học, ta cũng có thể thấy rõ trái cam được làm bởi rất nhiều điều kiện như là: đất, nước, gió, mây, mặt trời, khoáng chất, phân bón, công người chăm sóc, côn trùng…
 
        Những thứ đó tưởng chừng không có liên quan gì tới trái cam, nhưng nếu lấy bất cứ một điều kiện nào rakhỏi trái cam thì trái cam sẽ không còn là nó nữa. Nó có thể không thành một trái cam hoặc nếu thành cũng ở một dạng khiếm khuyết. Cho nên trong bản chất của trái cam đã hàm chứa sự giúp đỡ của rất nhiều đối tượng khác, tự thân của hạt cam thì không thể nào trở thành trái cam được.


        Khi đưa bàn tay lên ta hãy đặt một câu hỏi bàn tay này của ai? Hãy nhìn cho kỹ để thấy rằng bàn tay cũng đang nương nhờ vào rất nhiều điều kiện mới có mặt được. Trước hết là sự đóng góp quan trọng của rất nhiều thế hệ tổ tiên mà gần nhất là cha mẹ của ta qua nhiễm thể (DNA). Ta là kẻ tiếp nhận nhiễm thể nên thừa hưởng tất cả những gia tài có sẵn trong đó như tình thương, hạnh phúc, đức hạnh, tài năng… mà cha mẹ và tổ tiên của ta đã chắt chiu gầy dựng. Tiếp theo đó ta phải vay mượn những điều kiện của thiên nhiên như trái cam đã từng vay mượn. Ta còn nương nhờ vào nền văn hóa, kinh tế, chính trị… của quốc gia và cả thế giới, phải được nuôi dưỡng trong những hoàn cảnh thuận lợi và cả khó khăn hay đau khổ thì ta mới trở thành ra một con người toàn vẹn như hôm nay.

CƠN GIẬN

Cơn giận từ đâu tới? _ Tâm của ta cũng giống như một mảnh đất (mind-field), có chứa đầy đủ các loại hạt giống tốt lẫn hạt giống xấu. Giận cũng là hạt giống mà ai cũng có. Khi ta vui vẻ, nói cười, tươi mát không có nghĩa là ta không có hạt giống giận, chỉ vì nó chưa phát hiện lên thôi. Nó đang nằm yên trong chiều sâu của lòng đất tâm, khi có một nguồn lực tác động vào thì nó mới bừng dậy. Nguồn lực đó thường đến từ bên ngoài như một hoàn cảnh bất như ý, hoặc một thái độ không dễ thương của ai đó. Ngoài ra, chính năng lực hoạt động của những hạt giống khác trong tâm thức như tưởng tượng, nghi ngờ, so đo, tiếc nuối, tuyệt vọng… cũng kích thích vào hạt giống giận, làm cho nó biến thành cơn giận.
 
        Ta biết rằng trong nhiễm thể (tức DNA) có mang theo tất cả những phẩm chất mà thế hệ phía trước đã gây tạo. Có thể vì chiến tranh mà ông bà của ta đã vô tình để cho những hạt giống giận hờn phát triển mạnh mẽ, rồi đến thế hệ cha mẹ lại quá bận rộn với mưu sinh nên không những không hạn chế được mà còn làm cho nó lớn mạnh thêm. Vì vậy khi tiếp nhận toàn bộ giá trị tinh thần qua nhiễm thể, ngoài những phẩm chất quý giá, ta còn phải gánh chịu luôn cả những khiếm khuyết, trong đó có năng lực giận hờn mà thế hệ phía trước chưa có cơ hội chuyển hóa.

BÌNH AN

Tâm an hay cảnh an?
 
          Khi ý thức được giá trị hạnh phúc chỉ luôn có mặt trong thực tại, ta mới chấp nhận dừng lại cuộc dông ruỗi đi tìm kiếm và nắm bắt những gì thuộc về tương lai. Như ăn cơm mà cảm thấy ngon, ngắm bình hoa mà cảm thấy đẹp, ngồi bên người thương mà cảm thấy ấm áp là chứng tỏ tâm của ta đang an ổn, đang giữ được mức quân bình, đang ý thức rõ ràng những giá trị hạnh phúc mà mình đã từng nâng niu và gìn giữ. Mặc dù cuộc sống là luôn đi tới, ta cũng không ngừng vận động và sáng tạo, nhưng đó cũng vì nhu cầu thiết yếu để tồn tại, hoặc có thêm chút hương vị mới cho vui, hay để góp thêm bàn tay xây dựng cuộc đời, chứ những điều kiện của hạnh phúc thì ta đã có trong hiện tại rồi.

          Vấn đề là ta có nhìn ra chúng là điều kiện của hạnh phúc hay không? Tại vì cũng có những lúc ta ăn cơm không cảm thấy ngon, ngắm bình hoa không cảm thấy đẹp, ngồi bên người thương không cảm thấy ấm áp, và ta hay có khuynh hướng đổ thừa tại thức ăn, bình hoa hay người ấy, chứ ít khi nào ta chịu nhìn lại mình để thấy tâm của mình đang có khó khăn, có thể nó đang rơi xuống một vị trí rất thấp nên không còn khả năng quan sát hay nhận xét giá trị thực tại một cách nhạy bén và đúng đắn nữa. Đó là tình trạng tâm bất an, đang bị vướng kẹt hoặc bế tắc ở vùng nào đó trong tâm chứ không phải tại hoàn cảnh. 

ĐỊNH TÂM

Nhìn rõ thực tại
 
           Tâm ta cũng giống như con khỉ, hết chuyền cành này đến cành khác mà không bao giờ chịu đứng yên. Dù biết rằng tâm là để nhận biết, cảm nhận, suy tưởng, thể hiện tình cảm hay quyết định nhưng nó không phải là một cỗ máy để cho ra số lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt. Sự hạn chế tất yếu của con người là thường không biết nên để tâm lên đối tượng hay vấn đề kia ở mức độ nào là vừa đủ. Đủ không hẳn là phải giải quyết được vấn đề, mà nó hợp lý với nguồn năng lượng dự trữ đang có trong ta bởi vì ta còn phải chi tiêu cho những vấn đề quan trọng khác nữa. Không suy nghĩ là một trạng thái rất quan trọng để giúp cho tâm quân bình và sâu sắc, nhiều khi suy nghĩ chỉ đốt cháy năng lượng và làm cho ta thêm căng thẳng hay nhận thức lệch lạc chứ không giải quyết được vấn đề gì cả. 

          Triết gia Descartes đã có lần phát biểu “Tôi suy nghĩ, vì thế tôi đang tồn tại” (I think, therefore I am). Nhiều người cũng đồng quan điểm này, họ căn cứ vào dòng suy nghĩ để thấy được sự tồn tại của mình, nghĩa là con người phải luôn suy nghĩ vì nếu không suy nghĩ thì đó không còn là một thực tại sống động nữa. Cũng như những người già hay kiếm việc gì đó làm để thấy mình đang tồn tại, mình không phải là thứ bất tài vô dụng trong mắt con cháu. Thực ra họ chỉ cần ngồi yên đó, cứ mỉm cười vui vẻ với con cháu, hoặc luôn thể hiện năng lượng bình yên thì đủ chứng tỏ họ đang tồn tại rồi, và đó mới chính là sự tồn tại đích thực. Cũng vậy, khi nhìn một đóa hoa ta đâu cần suy tư thì ta mới cảm nhận được sự có mặt mầu nhiệm của nó. Đôi khi chính những dòng suy tưởng mông lung đã kéo ta ra khỏi thực tại, làm cho ta biến mất và thực tại cũng biến mất. Ta chỉ có xác mà không có hồn thì đâu thể nào gọi đó là sự tồn tại.

KÍNH TRỌNG

Thương nhau phải kính nhau

           Trong bất cứ liên hệ nào cũng cần có sự kính trọng. Bên này luôn thấy được giá trị của bên kia và bên kia luôn thấy được giá trị của bên này thì liên hệ đó sẽ giữ được thế cân đối và bền vững. Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế, địa vị…Tuy nó có thể đem tới sự điều hợp trong chừng mực nào đó, nhưng lại không có tính chất nuôi dưỡng cho nhau. Một sự kính trọng phải xuất phát từ sự công nhận và nễ phục của đối phương thì mới đích thực là sự kính trọng chân thành, nó có khả năng làm cho đôi bên có thêm niềm tin và dễ dàng gắn bó sâu sắc nếu muốn tiến xa hơn trong liên hệ tình cảm.


           Cho nên càng kính trọng nhau thì càng dễ thương yêu nhau. Từ kính trọng đến thương yêu là khoảng cách rất ngắn. Mà sự thật khi bắt đầu có sự kính trọng là bắt đầu có cảm tình với nhau rồi. Cảm tình trong một giới hạn nhất định sẽ là sự khởi hành tốt đẹp cho bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào. Và nếu duy trì được niềm kính trọng ấy trong suốt quá trình sống chung với nhau thì quan hệ đó sẽ nhẹ nhàng như mây, không phải nhọc nhằn vì phải gánh vác cho nhau quá nhiều. Vì nhờ kính trọng mà mỗi bên có ý thức giữ gìn phẩm chất của chính mình và không xâm lấn vào lãnh thổ đã qui định của đối phương. Ta không thể sống với một người không kính trọng mình, trong mắt của họ ta chẳng ra gì, trong trái tim họ ta chẳng có một chỗ đứng nào, họ đến với ta chỉ vì một sự lợi dụng hay một ràng buộc miễn cưỡng nào đó. Bỡi lẽ kính trọng là nhu cầu rất lớn của con người.