Jenny Nguyen’s Blog

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

NHÀM CHÁN

Điều kiện môi trường
 
           Do di truyền khác nhau và điều kiện lớn lên khác nhau nên mỗi cá thể sở hữu một bản năng khác nhau. Nói đúng hơn là có những bản năng đã được thuần phục cho thuận với nguyên tắc điều hợp của vũ trụ và sự tiến hóa của xã hội, nhưng cũng có những bản năng còn rất hoang sơ chỉ biết đi tìm những gì đem tới cảm xúc thỏa mãn cho chính bản thân mà không suy xét đến những cái giá rất đắc phải trả. Cho nên chân – thiện – mỹ là mục tiêu phấn đấu cao cả của con người, ai không tiếp xúc được ba chất liệu đó thì vẫn chưa thể hiện được chức năng thiêng liêng mà trời đất đã hiến tặng và vẫn chưa đạt được giá trị hạnh phúc và bình an thật sự trong đời sống. Kẻ ấy vẫn chưa có phương hướng sống.

           Khi một đứa bé không còn ưa thích món đồ chơi mới mua ngày hôm qua mà chính nó đã nài nỉ đòi có cho bằng được, thì ta biết đứa bé này có khuynh hướng mau chóng nhàm chán. Nhàm chán là thuộc tính của tất cả những ai đang sở hữu bản năng cảm xúc quá mạnh. Bản năng này sẽ thúc đẩy ta tìm kiếm những đối tượng có thể đem tới sự dễ chịu thoải mái cho các giác quan như “bắt mắt”, “êm tai”, “hợp khẩu vị”… mà lý trí không đủ sức can thiệp rằng ta chưa đủ khả năng để nắm bắt đối tượng đó, hoặc nếu ta nắm bắt được thì nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của ta và những người sống chung quanh ta ra sao. Chỉ khi nào cơn cảm xúc tàn rụi thì ta mới biết sự chọn lựa ấy là sai lầm đáng tiếc.

NHÌN LẠI

Có một ông lão mù ngồi xin ăn lặng lẽ bên vệ đường. Phố xá đông đúc người qua lại nhưng ai nấy cũng vội vàng nên chẳng mấy ai để ý đến ông lão, mặc dù bên cạnh ông lão có để một tấm biển lớn “Xin mở lòng từ bi, tôi đã bị mù” (Have compassion, I am blind). Mãi đến xế trưa, bỗng có một anh chàng thương gia trẻ ăn mặc sang trọng tiến gần lại, ông lão nghe bước chân sát cạnh mình liền đưa bàn tay sờ lên đôi giày của anh ta và lòng mừng rỡ vì nghĩ hôm nay chắc mình sẽ không bị đói. Nhưng anh chàng thương gia không móc tiền cho ông lão mà anh ta lại lấy viết ra ghi cái gì đó phía sau tấm biển giấy.
 
          Ông lão thất vọng vì anh chàng cũng vô tình quay gót như bao người khác, nhưng không bao lâu thì bỗng dưng chiếc lon của ông lão lại vang lên những tiếng rang rảng của những đồng xu và cả những tờ giấy bạc của những người qua đường. Ông lão sờ lên chiếc lon đầy ắp tiền lòng vừa mừng khôn xiết và cũng không kèm chế nổi sự ngạc nhiên. Vài giờ sau anh chàng thương gia trẻ kia quay lại kiểm tra, ông lão sờ lên đôi giày sang trọng thì biết là người dừng lại ban nảy nên ông gạn hỏi ngay anh đã viết gì trên tấm biển kia. Anh chàng vỗ vai ông lão nói rằng anh ta cũng viết với nội dung như vậy nhưng từ ngữ có khác đi đôi chút, rồi anh ta vui vẻ bước đi. Câu ấy là “Hôm nay là một ngày nắng đẹp, nhưng tôi không nhìn thấy được” (Today is a beautiful day, but I can not see it).

NIỀM TIN

Tin đời và tin người 
 
       Khi ta đặt niềm tin vào bất cứ một đối tượng nào tức là ta đã công nhận sự có mặt của đối tượng đó là một sự có mặt mầu nhiệm, có thể đem lại niềm vui sống cho một hay nhiều cá thể trong xã hội. Dù giữa ta và đối tượng đó không có mối liên hệ mật thiết nào, dù đối tượng đó không trực tiếp đem tới cho ta một quyền lợi thiết thực nào, nhưng một khi ta gửi đi một niềm tin là ta đã bồi dưỡng thêm cho mình khả năng chấp nhận, lòng quý trọng và tính khiêm hạ. Đó là những chất liệu quý giá giúp ta tồn tại một cách hòa điệu và đầy tình thương với cuộc đời, đứng vững giữa cuộc đời.

       Càng tin vào nhiều đối tượng thì ta càng bớt đi khuynh hướng xem mình là cái tôi biệt lập, thấy được đời sống của mình luôn chịu ảnh hưởng qua lại với mọi người và mọi loài. Tại vì trong niềm tin tự nó đã gạt bỏ đi tính nghi ngờ, kỳ thị và thù hận rồi. Niềm tin sẽ tiếp sức cho ta vượt qua những đoạn đường đời chông chênh, sẽ giúp ta mau chóng tươi tỉnh khi ta trở thành kẻ chiến bại với những bóng ma trong lòng mình. Niềm tin chính là lẽ sống của con người, không có niềm tin con người sẽ cằn cỗi và khô héo.

THÀNH THẬT

Thành thật với nhau
          
Con người ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, luôn đi tìm những cảm xúc tốt từ những tiện nghi vật chất đến sự công nhận của những người chung quanh, nên chẳng còn mấy ai ý thức giữ gìn lòng thành thật. Mặc dù ai cũng biết rằng thành thật là một đức tánh tốt, và ai cũng trông mong người khác thành thật với mình, nhưng một khi bị cuốn vào vòng xoáy tranh chấp bất tận của cuộc sống thì người ta lại thấy lòng thành thật chính là trở ngại căn bản để đi tới sự thành công. Nhiều khi người ta còn dám tuyên bố sống giữa đời sống bây giờ mà cố giữ lòng thành thật thì đó là thái độ sống rất ngây thơ, phải khôn khéo và đầy kỹ xảo trong từng hành động mới là kẻ thức thời và dễ dàng thành đạt.

ĐẠO LÀM NGƯỜI


Từ trước đến nay, chúng ta tu theo đạo Phật là mưu cầu giải thoát, để vượt lên tất cả mọi người, trở thành những bậc Thánh. Chúng ta không ngờ rằng trong đạo Phật đã có sẵn hệ thống đạo làm người rất lớn. Và chính nhờ đạo làm người này chúng ta mới có thể làm Thánh được.
          
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có một vai trò khác nhau, số phận khác nhau. Có người cao sang quyền quý, có người trung lưu nhàn nhã, có người nghèo khổ khốn cùng. Nhưng dù ở vị trí nào, số phận nào, chúng ta đều là người. Ngay khi đã là một tu sĩ  xuất gia đi tìm sự giải thoát, chúng ta vẫn là con người. Cho nên chúng ta phải làm người thật tốt và phải biết thực hiện đạo làm người.

          
Có hai điều trong việc tu tập đạo lý làm người: 

          – Thứ nhất: hoàn thiện bản thân; tu dưỡng đạo đức nơi chính mình.

          – Thứ hai: có trách nhiệm với những người chung quanh: có bổn phận đem được sự an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

TRÁI TIM CỦA MẸ

Ngày xưa, có một cậu bé ở với mẹ trong một túp lều ven rừng. Ngày ngày cậu đi vào rừng hái củi bán để nuôi mẹ. Mẹ cậu ở nhà nấu cơm, vá áo, chăm sóc những luống rau. Hai mẹ con sống nghèo nàn hẩm hút, nhưng không kém vẻ đầm ấm, bởi vì tình thương của mẹ vốn đã là điều kiện cần và đủ cho một con người.

Nhưng cậu bé lớn dần và bắt đầu đi xa hơn trong những buổi kiếm củi. Hồn cậu cũng bay xa hơn trong những mộng ước, mong chờ. Cho đến một chiều nọ, trên đường hái củi cậu bắt gặp một bóng hồng thiếu nữ bên suối biếc. Kể từ hôm ấy, bát cơm nguội trên tay mẹ âu yếm đưa cho cậu ăn đỡ đói lòng mỗi khi trở về, không còn hương vị nữa. Cậu bắt đầu tiếc nhớ bâng khuâng, người trở nên thờ thẫn, mất hồn. Bà mẹ lo lắng hỏi han, cậu gắt gỏng với mẹ. Tình yêu hay đúng hơn, sự mê gái, đã làm cậu lú lẫn mê muội rồi. Mẹ càng chăm sóc ân cần, cậu càng khó chịu, muốn bỏ nhà ra đi... theo bóng hồng bên suối biếc.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

BÀI HỌC TỪ HÒN ĐÁ

Ba tôi là một người rất khiêm khắc với con cái. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ba không thương yêu tôi. Chỉ tại ba tôi luôn quan niệm: "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", nên mới thế!


Những năm về trước, năm nào đến sinh nhật tôi, ba cũng đều mua tặng tôi một quyển sách. Giá như ba tặng cho tôi một cuốn truyện tranh thì tôi còn mừng, đằng này lại là...những cuốn sách dày đặc những chữ, nhìn thôi cũng đủ mỏi mắt rùi!


Tôi không dám đòi hỏi ba phải mua tặng cho mình thứ này thứ khác, nhưng đôi lúc tôi cũng lấy hết can đảm "ý kiến" với ba: "Ba ơi, sao ba cứ tặng sách cho con mãi vậy? Con muốn năm sau sinh nhật con, ba sẽ tặng một món quà khác mới lạ hơn cơ!"